1. Hình thức của di chúc
Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
a. Di chúc bằng văn bản bao gồm:
- Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng: Trường hợp này người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc
- Di chúc bằng văn bản có người làm chứng: Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc. Bất kỳ ai cũng có thể làm chứng cho việc lập di chúc trừ những người sau:
• Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
• Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
• Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
- Di chúc bằng văn bản có công chứng, chứng thực.
b. Di chúc miệng:
Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
2. Hồ sơ chuẩn bị lập di chúc có công chứng, chức thực
- Bản chính giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản (giấy chủ quyền nhà đất, sổ tiết kiệm ngân hàng…) hoặc bản sao y chứng thực và kèm theo xác nhận của Ngân hàng về việc đang giữ thế chấp các giấy tờ trên.
- Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của người để lại di sản
- Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu củangười nhận di sản
- Giấy khám sức khỏe của người để lại di sản chứng minh người này còn minh mẫn sáng suốt.